Tiêu chuẩn DVB T2 Truyền hình mặt đất

Tiêu chuẩn DVB T2 Truyền hình mặt đất là gì 

Cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ truyền hình cũng như nhu cầu nghe nhìn của người dùng đòi hỏi về chất lượng và nội dung phong phú đa dạng hơn, các nhà nghiên cứu đã phát triển tiêu chuẩn DVB-T2 là phiên bản tiếp theo của tiêu chuẩn DVB-T.Tiêu chuẩn DVB-T2 được giới thiệu lần đầu tiên vào 6/2008 và được Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu – ETSI (European Telecommunication Standardisations Institute) chuẩn hóa từ tháng 9/2009. So sánh với chuẩn truyền hình số hiện nay là DVB-T thì chuẩn thế hệ thứ hai DVB-T2 cung cấp sự gia tăng dung lượng tối thiểu 30% trong cùng điều kiện thu sóng và dùng các anten thu hiện có. Trên thực tế, một số thử nghiệm sơ bộ cho thấy dung lượng có thể gia tăng lên tới 50%. Điều này càng thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ quảng bá mới đòi hỏi dung lượng cao như HDTV, 3DTV…. Từ năm 2009, đã có rất nhiều Quốc gia đưa DVB-T2 vào phát sóng thử nghiệm và đến nay nhiều nước bắt đầu triển khai truyền hình số mặt đất đều lựa chọn tiêu chuẩn DVB-T2. Điển hình như Ấn Độ, Nga, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, các nước Đông Âu… Những nước đã triển khai phát sóng DVB-T đều có kế hoạch chuyển dần sang phát sóng tiêu chuẩn DVB-T2 và không tiếp tục mở rộng mạng DVB-T.

Giá thành của thiết bị truyền hình số tiêu chuẩn DVB-T2 đã giảm đáng kể từ khi mà tiêu chuẩn này đã được nhiều nước triển khai áp dụng. Hiện nay giá thành thiết bị phát sóng truyền hình số mặt đất sử dụng tiêu chuẩn DVB-T2 là tương đương với thiết bị sử dụng tiêu chuẩn DVB-T. Giá thành thiết bị thu sử dụng công nghệ DVB-T2 cao hơn không đáng kể khi sử dụng chuẩn DVB-T.

Nếu tiếp tục triển khai phát sóng theo chuẩn DVB-T thì sẽ không phù hợp với xu thế công nghệ của khu vực và thế giới, về lâu dài sẽ gây tốn kém và khó khăn hơn cho quá trình chuyển đổi công nghệ từ tiêu chuẩn DVB-T sang tiêu chuẩn DVB-T2

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *